Tổ chức tọa đàm “Quá trình hình thành và xử lý ngôn ngữ Tiếng Việt: cách tiếp cận thực nghiệm liên văn hóa” – Bộ môn NN&VH Việt Nam

Tổ chức tọa đàm “Quá trình hình thành và xử lý ngôn ngữ Tiếng Việt: cách tiếp cận thực nghiệm liên văn hóa”

Ngày 15/6/2022, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quá trình hình thành và xử lý ngôn ngữ Tiếng Việt: cách tiếp cận thực nghiệm liên văn hóa”. Đây là một trong những hoạt động được xây dựng và nằm trong chương trình phát triển cộng đồng chuyên môn của COP Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. 

Tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS Lâm Quang Đông – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, TS. Chử Thị Bích – Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, TS. Chu Phong Lan, TS. Phan Thị Huyền Trang – giảng viên bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam cùng các em sinh viên và các thầy cô giáo đến từ Khoa Ngôn ngữ học so sánh của Đại học Zurich (Thụy Sĩ). 

Tọa đàm được diễn ra trong vòng 2 ngày từ 15 tháng 6 đến 16 tháng 6 với 8 tham luận được trình bày. Các tham luận đề cập đến nhiều nội dung về quá trình hình thành và phát triển của tiếng Việt, cách tiếng Việt được xử lý và tiếp cận qua nhiều đối tượng, nền văn hóa bao gồm: Sự đa dạng ngôn ngữ và quá trình xử lí ngôn ngữ (ông Balthasar Bickel – Trưởng khoa Ngôn ngữ học So sánh của Đại học Zurich), nghiên cứu sự tiếp thu ngôn ngữ đa văn hóa ( trưởng phòng thí nghiệm Ngôn ngữ học Tâm lý học tại Khoa Ngôn ngữ học So sánh, Đại học Zurich), thu thập và trình bày dữ liệu kho ngữ liệu tự nhiên ( bà Dagmar Jung – Nghiên cứu viên cao cấp khoa Ngôn ngữ học So sánh của Đại học Zurich), dự án tiếp thu ngữ liệu tiếng Việt (bà Mandy Dickerman – khoa Ngôn ngữ học So sánh của Đại học Zurich), tiếng việt và những chủ đề thú vị cho nghiên cứu thực nghiệm (cô Trang Phan), giới thiệu, áp dụng và tiến hành demo thử nghiệm EEG (tiến sĩ Sandrien van Ommen từ khoa Ngôn ngữ học So sánh, Đại học Zurich), Miêu tả nghiên cứu mo hình LEGO tiếng Việt và những kết quả ban đầu của nó (bà Natalia Morozova). 

Phần cuối chương trình là hoạt động trao đổi, thảo luận và giải đáp thắc mắc của người tham dự. 

Tọa đàm “ Quá trình hình thành và xử lý ngôn ngữ Tiếng Việt” đã khép lại sau hai ngày làm việc tích cực và đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cũng như góc nhìn khác cho sinh viên khi nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. 

Một số hình ảnh khác:  

Khánh Huyền – ULIS Media